Singapore là một quốc gia có mạng lưới giao thông được đánh giá hiện đại bậc nhất thế giới, phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan của mọi người. Nếu du khách đang chuẩn bị cho chuyến du lịch Singapore hãy tham khảo kinh nghiệm và hướng dẫn sử dụng các phương tiện di chuyển để khỏi bỡ ngỡ và lo lắng nhé!
1. HƯỚNG DẪN ĐI TÀU ĐIỆN NGẦM MRT
Việc xây dựng đường tàu điện ngầm đầu tiên (tuyến Bắc-Nam, Đông-Tây) ở Singapore bắt đầu từ tháng 5 năm 1982. Từ đó, hệ thống tàu điện ngầm dần dần mở rộng và trở thành phương tiện công cộng phổ biến ở Singapore. Lợi thế lớn nhất của tàu điện ngầm so với giao thông đường bộ là nó có thể tránh được tình trạng tắc nghẽn vào giờ cao điểm.
Tàu điện ngầm MRT đã hơn 20 năm nhưng nhờ được bảo trì thường xuyên nên nó vẫn hoạt động rất tốt. Nếu du khách muốn ghé đại lộ Orchard hoặc các trung tâm thương mại khi đi du lịch Singapore thì MRT là phương tiện công cộng hữu dụng nhất. Gần đây, hệ thống tàu LRT cũng được thêm vào mạng lưới tàu điện ngầm ở Singapore.
* Các tuyến đường của MRT
Cơ bản hệ thống MRT Singapore có có 5 tuyến, mỗi tuyến lại đánh dấu màu khác nhau và tên của tàu cũng chính là hướng sẽ đi:
– Tuyến Nam-Bắc (NS – Màu đỏ): Có 28 trạm. Bắt đầu từ Jurong East (NS1) đến vịnh Marina (NS28);
– Tuyến Đông-Tây (EW – Mùa xanh lá): Tuyến này có 31 trạm dừng, có điểm đầu là sân bay Changi/Pasir Ris và điểm cuối là Boon Lay;
– Tuyến Đông-Bắc (NE – Màu tím): Có 17 trạm. Điểm đầu từ Harbour Front (NE1) và điểm cuối là Puggol (NE17);
– Tuyến vòng Circle (CC – Màu cam): Có 30 trạm, xuất phát từ Dhoby Ghaut (CC1), kết thúc ở HarbourFront (CC29). Đồng thời thêm một trạm Bayfront (CE1);
– Tuyến Downtown (DT – Màu xanh dương) viết tắt là DT: Hiện có 6 trạm là Bugis DT14, Promenade DT15, Bayfront DT16, Downtown DT17, Telok Ayer DT18 và China Town DT19.
* Hai hình thức thanh toán khi sử dụng MRT
– Mua thẻ Standard Ticket (sử dụng trong 1 tháng, chỉ dùng cho MRT)
– Dùng thẻ EZ-link (nên dùng), giá trị sử dụng 5 năm, hết tiền lại nạp, dùng cho cả Xe Bus + MRT.
* Hướng dẫn sử dụng Thẻ EZ-Link
– Nếu du khách di chuyển nhiều thì lời khuyên tốt nhất là nên mua thẻ EZ-Link. Loại thẻ này vừa dùng được cho xe Bus và MRT, sử dụng dễ dàng, nhanh gọn, chỉ cần quẹt thẻ lúc vào ga, và quẹt thẻ lúc đi ra khỏi ga, tiền sẽ được tự động trừ, không phải xếp hàng mua vé lẻ từng chặng, hoặc phải chuẩn bị xu, tiền lẻ để thanh toán. Chi phí đi lại trong 3 ngày khi dùng EZ-link cỡ khoảng 30 SGD.
– Để mua được Ez-link, du khách làm như sau:
+ Khi xuống đến tầng hầm để đón tàu, du khách sẽ thấy ngay quầy dịch vụ khách hàng (Passenger Service). Hãy đến đó để hỏi mua thẻ Ez-link. Thẻ có giá 12SGD (khoảng 195.000 VNĐ) và trong thẻ đã có sẵn 7 SGD (khoảng 115.000 VNĐ).
+ Du khách có thể nạp thêm tiền vào Ez-link ngay tại quầy hoặc máy nạp tiền bên cạnh trạm tàu điện. Nhưng tốt nhất, du khách nên nạp ngay tại quầy để có thể tiết kiệm thời gian đổi tiền và tránh được nhầm lẫn.
– Cách nạp tiền mặt vào thẻ EZ-link bằng máy:
+ Bước 1: Chuẩn bị tiền 5 SGD hoặc 10 SGD
+ Bước 2: Đặt thẻ lên vị trí cảm ứng, du khách nhìn màn hình thấy hiện số tiền còn lại.
+ Bước 3: Nhìn vào màn hình cảm ứng, chọn lại hình thức thanh toán.
+ Bước 4: Đưa tiền vào máy, đợi cho số tiền chuyển vào thẻ.
+ Bước 5: Kiểm tra trên màn hình xem đã có tiền vào chưa.
+ Bước 6: Nhận bill – lấy thẻ ra – và kết thúc.
* Hướng dẫn sử dụng Thẻ standard Ticket
Đây là loại thẻ được sử dụng trong trường hợp du khách đi lại ít (ít sử dụng MRT trong chuyến du lịch), thẻ chỉ dùng được cho MRT và LRT, thẻ dạng giấy. Thẻ Standard Ticket có chính sách đi 6 lần thì được giảm 10cent. Khi mua vé thì cũng bị trừ 10cent deposit, tuy nhiên tiền này sẽ được trả lại vào lần đi thứ 3. Thẻ giấy này có hạn sử dụng trong 1 tháng.
– Cách mua vé và sử dụng thẻ Standard ticket:
+ Mua vé lẻ, theo từng chặng – Sử dụng Standard ticket. Du khách phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các loại tiền xu, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ 10 SGD. Nếu du khách chỉ còn toàn tiền 50 SGD thì hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ.
+ Sau khi có thẻ, du khách chỉ cần quẹt vào chỗ barrier (khe quẹt thẻ ở cửa) thì cửa sẽ mở để du khách đi qua. Vào ga thì du khách xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.
+ Du khách nhớ giữ vé để quẹt thẻ khi đi ra. Nếu làm mất vé thì du khách sẽ không ra khỏi trạm được. Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại 1 SGD. Du khách trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình.
* Những lưu ý khách khi di chuyển bằng MRT khi du lịch Singapore
– Để không bị nhầm lẫn giữa các trạm và tuyến, du khách nên mua bản đồ MRT tại quầy dịch vụ khách hàng.
– Để tiêt kiệm thời gian, du khách nên sắp xếp những điểm du lịch nằm trên cùng một tuyến MRT.
– Khi đi MRT nếu không rõ điểm xuống hoặc điểm trung chuyển hãy nghe loa thông báo, đi theo bảng chỉ dẫn mũi tên hoặc hỏi những người dân Singapore đi cùng MRT với du khách.
– Chú ý bảng điện tử chạy tên từng ga và từng trạm cũng như màu sắc và tên tàu để bắt đúng tuyến.
– Chú ý đứng sau vạch vàng (vạch giới hạn) và đợi người trên tàu xuống hết rồi mới bước lên.
2. HƯỚNG DẪN CÁCH DI CHUYỂN BẰNG XE BUS
Ở Singapore, dịch vụ xe bus được cung cấp bởi 2 công ty chính là SBS Transit (xe bus màu đỏ và trắng) và SMRT (xe bus màu vàng). Cả 2 đều có tuyến đường riêng của mình và các trạm xe bus có ở khắp nơi trong thành phố. Xe bus công cộng chạy hàng ngày, từ 05:30 đến nửa đêm. Giá vé thì phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển, dao động khoảng 67 cent đến 1,58 SGD.
Xe bus là một phương tiện công cộng ở Singapore rất phổ biến. Bởi vì các tàu điện ngầm chỉ dừng ở những thị trấn lớn. Sau đó, muốn tới được các khu vực lân cận thì du khách phải đi xe bus hoặc taxi. Và đi xe bus khi du lịch Singapore là cách hiệu quả nhất để nhìn thấy cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương.
* Cách thanh toán tiền khi đi xe bus
– Thanh toán bằng tiền mặt (tiền giấy hoặc tiền xu, từ 1 – 2 dollar Sing), cách này sẽ khá tốn tiền, vì lái xe sẽ không tính chính xác được quãng đường mà du khách sẽ đi, có thể du khách sẽ phải trả cao hơn. Không khuyến khích đi bằng cách này. Khi lên xe du khách cần thả tiền giấy hoặc xu vào box. Sau đó nhận lại ticket ở hộp màu đỏ (loanh quanh gần đó)
– Thanh toán bằng thẻ EZ-Link. Đi cách này là tiện nhất, nhanh nhất, và khuyên nên sử dụng.
* Quy trình đi xe bus
– Bước 1: lựa chọn chuyến xe Bus cho đúng – xếp hàng lên xe. Đa phần các điểm Bus du khách phải vẫy tay gọi để lái xe biết mà dừng mở cửa xe.
– Bước 2: lên xe – thanh toán bằng tiền mặt hoặc quẹt thẻ EZ-link (ở cửa lên).
– Bước 3: nhận vé ticket giấy nếu thanh toán bằng tiền mặt – tại hộp màu đỏ
– Bước 4: xuống xe: Bấm nút báo hiệu xuống xe ở điểm kế tiếp.
– Bước 5: nếu thanh toán EZ-link, du khách cần quẹt thẻ trước khi ra khỏi cửa (thông thường khoảng 2 – 3 phút trước khi xe tới bến thì có thể quẹt thẻ được rồi). Trường hợp không quẹt thẻ sẽ bị tính là đi cả chặng, từ đầu bến tới cuối bến (trừ vào tiền trong thẻ).
* Lưu ý khi đi xe bus
– Không được hút thuốc, ăn uống, mang theo thú cưng và trái sầu riêng (một loại trái cây nhiệt đới có mùi rất nặng).
– Bus chỉ dừng đón/trả khách ở trạm dừng
– Nếu muốn bắt xe bus, phải vẫy tay khi xe đang đến gần trạm dừng. Nếu muốn xuống một trạm nào đó, phải ấn nút báo hiệu muốn xuống xe, và phải báo trước khi xe đến trạm.
– Một số trạm xe bus đông, du khách sẽ phải xếp hàng, đi theo làn riêng của từng xe. Do vậy cần chú ý các biển báo để đi đúng làn vào đúng xe cần đi.
– Xe bus tại Singapore không có phụ xe, mọi người tự giác và nhanh nhẹn khi lên xuống, di chuyển.
– Du khách sẽ không được ngồi các ghế màu vàng, đây là các ghế ưu tiên: dành cho người già, người khuyết tật, những người dắt theo trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.
– Không được phép đứng khi đang ở tầng trên ở những xe bus hai tầng.
3. HƯỚNG DẪN CÁCH DI CHUYỂN BẰNG XE TAXI
Xe Taxi là một lựa chọn dành cho những du khách thích đi nhanh, thoải mái và có sự riêng tư. Mặc dù xe taxi vẫn phải tuân theo luật giao thông trên đường như xe bus nhưng nó không phải chạy trên tuyến đường cố định. Các tài xế cũng có kinh nghiệm biết được nên chạy con đường nào để tránh kẹt xe trong giờ cao điểm. Tất cả xe taxi ở đây đều có đồng hồ đo km. Và nếu so sánh thì taxi là phương tiện công cộng ở Singapore có giá tiền mắc nhất.
Hiện nay, có 8 công tư kinh doanh xe Taxi ở Singapore: Comfort Transportation, CityCab, Yellow Top Taxi, SMRT Taxis, Trans-Cab Services, SMART Automobile, Premier Taxis và Prime Taxi với khoảng 15.000 taxi hoạt động liên tục ngày và đêm.
Do chất lượng phục vụ rất tốt nên hầu như các tài xế taxi không có thời gian để nghỉ ngơi. Du khách có thể vẫy taxi ở bất cứ đâu nếu trên nóc xe không có chứ “Hired” (đã cho thuê). Tuy nhiên cảnh chờ taxi dài đằng dặc trước các cửa trung tâm thương mại là điều thường thấy ở Singapore. Du khách sẽ phải trả 2,1 – 2,4 SGD cho cây số đầu tiên và 0.4 SGD cho mỗi 250 m tiếp theo. Vào giờ cao điểm hoặc điện thoại gọi taxi đến đón tận nơi sẽ làm cho du khách phải trả thêm một khoản phụ phí nữa (2,8 – 3,2 SGD). Du khách có thể boa thêm cho người lái xe nếu như hành trình an toàn và du khách nhận được sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo.
Sau khi hạ cánh xuống sân bay, thì taxi sẽ là phương tiện cơ động và thuận tiện nhất giúp bạn đến được trung tâm thành phố. Một chuyến đi vào thành phố giá khoảng từ SGD16-24, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào điểm mà du khách đến nữa. Ngoài ra dịch vụ MaxiCab cũng chở khách từ sân bay đến hầu hết các khách sạn. Dịch vụ này cứ nửa tiếng có xe một lần cho đến khi đầy khách.
Có một điều phải thừa nhận là: Taxi tại Singapore khá đắt đỏ vì thường phải xếp hàng đợi và nhiều loại phụ trội – nhất là giờ cao điểm. (Phụ trội: Giờ cao điểm (6h sáng đến 9:30 sáng và 18h đến 12h) và ngày lễ thanh toán thêm 25% phí; Đêm khuya (sau 12h đêm đến 5:59 sáng): thanh toán thêm 50% phí. Tuy nhiên, nếu du khách để ý và ghi nhớ một số thông tin sau đây thì du khách sẽ thực sự hài lòng với số tiền mình bỏ ra và còn không bị “phỉnh” bởi một số tay tài xế “láu cá” nữa.
– Trong phạm vi 01 km cách tính cước xe theo đồng hồ trung bình là 3,0 đến 5,0 SGD theo tùy hãng xe (Taxi ở Singapore theo màu,các xanh, đỏ, vàng giá bình dân, riêng màu trắng là loại tính cước phí cao, thường là các loại xe như Mec, Limousine có mức tính cước cao hơn chút ít) và cứ 385 m được cộng thêm 20 cent cho đến cây số thứ 10 và từ cây số thứ 11 trở đi cứ 330 m sẽ cộng thêm 20 cent. Nếu thời tiết xấu, hay tắc đường thì khách hàng phải trả thêm tiền chờ.
– Về cách tính cước phí, có rất nhiều loại phí được tính vào hóa đơn của khách hàng như phí vào trung tâm, phí đặt chỗ trước phí giờ cao điêm, phí vào nội đô… Vì vậy, du khách đừng thắc mắc khi đi 2 chuyến xe vào 2 ngày khác nhau mà họ lại tính giá khác nhau.
– Thông thường lái xe sẽ hỏi du khách khi tính tiền là du khách có cần lấy hóa đơn không? Du khách nên trả lời “có” phòng khi có để quên đồ thì dễ dàng lấy lại. Khi mất đồ thì nên gọi điện ngay đến số điện thoại của các hãng taxi để thông báo mất đồ.
Với một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện di chuyển khi du lịch ở Singapore mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp du khách không bị bỡ ngỡ, lạc đường và có một chuyến du lịch Thái Lan với nhiều trải nghiệm thú vị, an toàn và tiết kiệm.